top of page

Giáo dục trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence) tại HEI Saigon Central diễn ra như thế nào?

bMột trong những điều đặc biệt tại HEI Schools Saigon Central là chúng tôi sẽbí lồng ghép việc giáo dục cảm xúc vào trẻ nhỏ từ rất sớm thông qua các hoạt động trò chuyện với từng cá nhân, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm phong phú, các nhân viên nhà trường được huấn luyện bài bản và một cố vấn tâm lý học đường thường trực. Tại Việt Nam, khái niệm giáo dục trí thông minh cảm xúc đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bậc cha mẹ chưa hoàn toàn hiểu hết được tầm quan trọng của việc này.


Theo quan niệm thông thường, khi nghĩ đến việc giáo dục độ tuổi mầm non, nhiều khả năng chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu các chương trình giáo dục sớm cho trẻ như chữ viết hay ngôn ngữ... Mặc dù học tập là cần thiết nhưng trẻ nhỏ cần các kỹ năng khác để thành công. Một trong những năng lực không thể thiếu đó là trí thông minh cảm xúc.


Để giúp các ba mẹ hiểu hơn, nhà trường sẽ thông qua một đoạn hội thoại giữa cô giáo và con tại trường:

HEI Schools Saigon Central
Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.

Sau đây là một đoạn hội thoại giữa cô giáo và một học sinh 4 tuổi mà cô giáo đã áp dụng giáo dục cảm xúc như thế nào trong trường hợp trẻ có một nỗi lo lắng trong cuộc sống. Trong giờ chơi ngoài trời, có một bạn nhỏ 4 tuổi, bình thường bạn rất thích đạp xe đạp và đạp xe rất khỏe trong giờ chơi ngoài trời, tuy nhiên hôm nay bạn ấy buồn và ngồi một chỗ nhìn các bạn chơi thôi. Cô giáo thấy lạ và liền đến hỏi thăm.


Cô giáo: K ơi, con đang cảm thấy thế nào?


K: Con đang cảm thấy bình thường. (Theo quan sát của cô giáo, đối với bạn K này, khi bạn ấy trả lời bạn ấy cảm thấy bình thường nghĩa là đang có vấn đề gì đó trong lòng của bạn).


: Ồ, thì ra là con cảm thấy bình thường à? Cô thấy K rất thích đạp xe đạp, nhưng hôm nay K không muốn đạp xe ạ?


K: Dạ, con không muốn đạp (với vẻ mặt hơi ngượng).


: Ồ ra thế, K không thích đạp xe đạp. Mà sao đôi mắt của K buồn quá, K có muốn chia sẻ chuyện bí mật với cô không? Cô cũng có chuyện bí mật muốn chia sẽ với K nè.


K: Con có một chuyện buồn, mà con không muốn nói ra, con chỉ muốn một mình con biết thôi.


: Ồ, thế à, mà vì sao con không muốn nói ra thế?


K: Chuyện này nó làm “tổn thương” người khác.


: À, cô hiểu rồi, con không muốn nói ra vì nó làm tổn thương người khác hả?


K: Dạ, nó làm tổn thương người khác, nên con rất buồn và lo sợ.


: Ừ, vậy là K đang rất buồn và lo sợ hả?


K: Dạ, con rất buồn và lo sợ (đôi mắt hơi long lanh).


: Cô ôm con để an ủi con nhé.


K: Bạn gật gật. Và cô giáo ôm bạn, lúc đó bạn khóc òa lên và nói, con sợ lắm.


: Cô giáo chỉ ôm bạn và vỗ vỗ nhẹ sau lưng cho đến khi bạn nín khóc.

-Cô hiểu con đang rất buồn và lo sợ. Hồi xưa, khi cô còn nhỏ cô cũng hay có cảm xúc buồn và lo sợ, lúc đó cái bụng của cô nặng lắm, cô cảm giác như nó rất nặng nề, cô chẳng muốn làm gì luôn. K thì thế nào?


K: Cái bụng của con cũng đang rất nặng và mệt lắm.


: Nhưng sau đó cô có một cách làm nó hết nặng nề luôn, kì diệu lắm.


K: Đó là gì vậy cô?


: um, là cô nói cái điều làm cô buồn và lo sợ ra với người cô tin tưởng,… thì có chuyện kì diệu xảy ra…, hay lắm… đó là cái bụng của cô tự nhiên nhẹ đi luôn. Hay lắm. K có muốn thử không?


K: Hay vậy hả cô? Dạ con muốn.


: Vậy K kể cho cô nghe nhé.


K: Lúc K ở nhà, K đạp xe đạp ở khu playground dưới nhà, K đã đâm xe vào cô lao công dưới nhà. Và cô ấy nói là bắt đền K, cô ấy nói K phải cho cô ấy ngồi lên xe đạp và K chở cô ấy thì cô ấy mới không bắt đền

(Nói đến đấy thì bạn ấy đã khóc òa lên như đụng lại cảm xúc lo lắng và sợ hãi lúc gặp chuyện này, cô tiếp tục ôm và vỗ về bạn ấy cho đến khi nín khóc).


: Giờ con cảm thấy thế nào khi nghĩ về chuyện này?


K: Con cảm thấy lo lắng vì sẽ gặp lại cô và cô lại bắt đền con.


: À, thì ra là con lo lắng vì sợ cô bắt đền. Làm cô nhớ đến lúc nhỏ, cô cũng hay chạy nhảy trên đường rồi va phải cô bán hang rong, làm đỗ vỡ đồ của cô ấy, lúc đó cô có cảm giác vô cùng hối hận và lo sợ.


HEI Schools
Tuy còn nhỏ nhưng trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh.

K: Rồi sao nữa cô?


: Thật may là cô đã dũng cảm nói ra lời xin lỗi cô ấy, và cô ấy nói “không sao, cố ấy nói cô rất dũng cảm khi đã nói lời xin lỗi và cô ấy dặn cô lần sau nhớ cẩn thận hơn khi đi bộ trên đường”.


K: K cũng đã rất dũng cảm nói “K xin lỗi cô vì đã tông cô” Mà hình như cô không nghe thấy, cô vẫn nói “Cho cô ngồi lên xe đạp, không thì cô bắt đền”, mà xe đạp của K rât nhỏ, chỉ có một người ngồi, cô đâu có ngồi lên được.


: ồ, thì ra là như thế, K đã rất dũng cảm xin lỗi cô.


K: Mà hình như là cô bị lãng tai nên cô không nghe thấy đó cô, vì K đã xin lỗi mà cô vẫn đòi bắt đền.


: Vậy hả, có thể là cô không nghe thấy lời xin lỗi của K đó. Giờ K cảm thấy thế nào?


K: K vẫn thấy lo sợ khi gặp cô lao công vì K sợ cô lao công bắt đền.


: Cô nghĩ rằng mình xin lỗi cô ấy rồi thì cô ấy sẽ vui hơn đấy. Lát nữa, mình vào lớp cùng nhau viết thư xin lỗi cô lao công nhé?


K: Dạ.


Và kết quả là bạn K đã tự tay vẽ thư xin lỗi cô lao công và cuối ngày thì cô giáo đã chia sẽ câu chuyện với mẹ của K và đã hướng dẫn mẹ cùng K mang thư xin lỗi gởi cho cô lao công và bạn K không còn sợ hãi nữa.


Thông qua câu chuyện trên, chúng ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục trí thông minh cảm xúc từ nhỏ cho trẻ. Trẻ nhỏ khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng cảm xúc và xã hội sẽ đương đầu với những thách thức trong cuộc sống tốt hơn (grit & resilience), xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực và biết cách đưa ra những quyết định có tính sáng suốt cao. Nhờ vậy, trẻ có thể học cách thích nghi trong những hoàn cảnh sống về sau. Tại HEI Schools Saigon Central, chúng tôi tin rằng những kỹ năng này hoàn toàn có thể được dạy ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt khi trẻ lớn lên.

Comentarios


bottom of page