Nói một cách đơn giản, giáo dục mang tính tổng thể (holistic education) là giáo dục hướng đến việc phát triển về đầy đủ các khía cạnh gồm (1) kỹ năng xã hội, (2) trí thông minh cảm xúc, (3) thể chất, (4) tinh thần và trí tuệ của một con người, chứ không chỉ những tiến bộ trong học thuật. Quan trọng nhất, đó là về việc phát triển được sự well-being (trạng thái cảm thấy khỏe mạnh, được tin tưởng, được chủ động, cân bằng, kiên định và sống có mục đích) của từng cá nhân trẻ trong từng trải nghiệm học tập. Vậy, giáo dục mang tính tổng thể được ứng dụng tại HEI Schools như thế nào?
1. Không xem giáo dục con trẻ là một cuộc đua thành tích hay theo đuổi các chỉ số phát triển khô khan
Tiêu chí chung của giáo dục không nên là sự chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống. Giáo dục không có nghĩa chỉ là dạy kiến thức sách vở trong thời gian ngắn ngủi tại trường. Chừng nào còn xem đi học là tích lũy, là chuẩn bị cho cuộc sống thì chừng đó trẻ còn phải chạy theo những bài thi, áp lực mỗi khi đến trường và gánh nặng kiến thức, để rồi trở thành thụ động, phụ thuộc. Giáo dục Phần Lan không chủ trương sắp xếp hoạt động học tập mang tính cạnh tranh, ganh đua giữa học sinh với nhau hoặc trừng phạt học sinh vì lỗi lầm hay điểm số. Học sinh có thể tham gia một số trò chơi chia nhóm, nhưng để tìm hiểu về cách thức làm việc nhóm hoặc khả năng lãnh đạo. Giáo viên không bao giờ khen một nhóm và chê các nhóm khác. Các nhà giáo dục tại Phần Lan tin rằng lời nhận xét mang tính khích lệ có tác động lớn đến cảm xúc của học sinh, đặc biệt là sự tự tin và lòng tự trọng.
2. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và trả lời khi trẻ đặt câu hỏi
Tò mò là bản năng tự nhiên của trẻ và cách con thường thể hiện điều này là thông qua cách đặt câu hỏi, đôi lúc là quá nhiều câu hỏi làm người lớn cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, bằng cách cho phép con tò mò về mọi thứ bất kể việc này có liên quan đến nội dung & chương trình giảng dạy hay không là một trong những cách để giáo dục con một cách tổng thể.
Bộ não con người là một hệ thống rất phức tạp. Ví dụ như một mẩu thông tin riêng lẻ dường như không quan trọng hay không thật sự có ý nghĩa nhiều đối với con ở thời điểm hiện tại, nhưng mẩu thông tin này, chắc chắn một lúc nào đó sẽ được kết hợp với các mẩu thông tin nhỏ khác đã được lưu giữ trong bộ não trước đó và xây dựng lên sự hiểu biết cá nhân của con về thế giới.
Mặt khác, chúng ta nên hạn chế việc đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của con quá dễ dàng và sẽ bổ ích hơn cho trẻ nếu con phải tự nỗ lực một chút để tìm kiếm câu trả lời mà con thấy thỏa mãn. Nếu chúng ta không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức, đó là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta có thể tìm kiếm câu trả lời cùng với trẻ thông qua nhiều cách khác nhau. Lúc này quá trình học hỏi sâu sẽ thật sự bắt đầu.
3. Tránh can thiệp quá nhiều vào các tương tác của trẻ
Giống như người lớn, trẻ em cũng có suy nghĩ riêng, xã hội riêng với những quy tắc và thông lệ riêng. Mặc dù đôi lúc người lớn chúng ta cũng cần phải can thiệp trong một số tình huống, tuy nhiên hãy hạn chế tham gia vào các cuộc thảo luận, thương thảo và cách trẻ chơi theo nhóm. Bằng cách tương tác với nhau, những trẻ sẽ học được những giới hạn, ranh giới - cả của con và của người khác - và hình thành các mối quan hệ mang tính thấu hiểu.
Commentaires