top of page

Góc Nhìn HEI Schools #29: Trẻ không lớn lên nhờ học, trẻ lớn lên nhờ chơi

Theo cô Paula Hoppu - Trường Bộ Phận Sư Phạm tại HEI Schools Saigon Central, với gần 30 năm kinh nghiệm giáo dục mầm non chia sẻ, có một sự thật thú vị trong giáo dục mầm non: trẻ em học tập tốt nhất khi con chơi. Và không chỉ đơn thuần là chơi để vui, mà qua những trò chơi, trẻ khám phá, sáng tạo, và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.


“Nhìn lại quãng thời gian khi chúng ta còn nhỏ, chắc hẳn ai cũng từng có những khoảnh khắc “thử nghiệm” với đồ chơi, tháo lắp mọi thứ để hiểu cách chúng hoạt động hoặc tại Phần Lan, chúng tôi hay dùng tuyết để chơi bán hàng để bắt chước cách người lớn ứng xử. Với tôi, những bộ đồ bán hàng mà bố mẹ mua ngày xưa đã khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu cách nấu ăn, nghệ thuật sắp xếp nội thất và sau này là nuôi dạy trẻ. Điều đó khiến tôi nhận ra: chơi không chỉ là vui đùa mà còn là cách để trẻ phát triển tư duy”.


Tại HEI Schools, triết lý "Học thông qua chơi" không chỉ là một phương pháp, mà là kim chỉ nam. Chúng tôi tin rằng việc học không nên chỉ là sự tiếp thu kiến thức một chiều hay chạy theo thành tích. Trẻ cần được tự do khám phá thế giới xung quanh, đặt câu hỏi, và tự tìm kiếm câu trả lời. Điều này giúp trẻ không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn thực sự thấm vào tư duy của mình.


Học để khám phá, không phải để chạy theo thành tích: We prepare children to learn how to learn, not how to take a test

Nhiều phụ huynh ngày nay thường lo lắng rằng con mình cần học thật nhiều để “đón đầu” tương lai, từ đó áp đặt những áp lực vô hình lên trẻ.
Nhiều phụ huynh ngày nay thường lo lắng rằng con mình cần học thật nhiều để “đón đầu” tương lai, từ đó áp đặt những áp lực vô hình lên trẻ.

Nhiều phụ huynh ngày nay thường lo lắng rằng con mình cần học thật nhiều để “đón đầu” tương lai, từ đó áp đặt những áp lực vô hình lên trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ sẽ không thực sự học được nếu con không cảm thấy hứng thú hoặc không hiểu được mục đích của việc học.


Ví dụ, khi một đứa trẻ được yêu cầu học bảng chữ cái, con có thể nhớ được trong thời gian ngắn, nhưng nếu việc học này được lồng ghép qua bài hát hoặc trò chơi, kết quả sẽ khác hẳn. Trẻ không chỉ nhớ lâu hơn mà còn cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi học.


Tại HEI Schools, chúng tôi tiếp cận sư phạm bằng cách khuyến khích trẻ học bằng cách tận hưởng niềm vui trong từng trải nghiệm. Từ việc chơi trong nhà cát, vẽ tranh, đến những hoạt động nhóm sáng tạo – tất cả đều được thiết kế để trẻ vừa học vừa cảm nhận niềm vui.


“Học” Hay “Chơi” – Ranh Giới Mong Manh

Hãy thử hỏi trẻ: “Hôm nay con chơi gì vui nhất?”
Hãy thử hỏi trẻ: “Hôm nay con chơi gì vui nhất?”

Chơi và học không phải là hai khái niệm đối lập, mà là hai mặt của một đồng xu. Khi trẻ chơi, con sẽ tự động phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, và thậm chí cả cảm xúc. Một đứa trẻ khi chơi xây dựng một tòa nhà bằng Lego, không chỉ học về không gian và toán học mà còn rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng tưởng tượng và làm việc nhóm.


Nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đều cho rằng: “Cái học thấm nhất là cái học do chính mình tạo ra.” Trẻ em cũng vậy, con học tốt nhất khi tự mình khám phá, sáng tạo, và kết nối kiến thức với cuộc sống hằng ngày. Đừng ngần ngại để con bạn “học” thông qua những trò chơi tưởng chừng đơn giản. Hãy để trẻ được vui vẻ, thả lỏng, và tận hưởng từng khoảnh khắc tuổi thơ. Vì chính khi chơi, trẻ không chỉ lớn lên về thể chất mà còn phát triển trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng sống.


“Bạn đã bao giờ ngồi lại và trò chuyện với con mình về những điều con cảm nhận được khi chơi chưa? Hãy thử hỏi trẻ: “Hôm nay con chơi gì vui nhất?”. Đôi khi, câu trả lời của trẻ sẽ khiến bạn bất ngờ và hiểu thêm rất nhiều về thế giới nhỏ bé nhưng đầy màu sắc của con” - cô Paula đặt câu hỏi đến các bậc cha mẹ Việt Nam.


Vài Lời Nhắn Nhủ Từ Trái Tim: câu chuyện từ thầy Hải Lê, Giám Đốc Học Vụ HEI Schools Saigon Central

“Hồi nhỏ, tôi có một sở thích khá “độc lạ” – thường tháo tung mọi thứ trong nhà để xem chúng hoạt động thế nào, rồi kiên nhẫn lắp lại như ban đầu. Đến một ngày, vì sợ tôi làm hỏng đồ và gây nguy hiểm cho mọi người, ba mẹ quyết định mua cho tôi những bộ đồ chơi lắp ráp riêng. Và từ đó, niềm yêu thích công nghệ, toán học và cả võ thuật trong tôi cứ thế lớn dần lên.


Nhưng ngày nay, tôi nhận thấy nhiều người lại biến việc học thành một điều gì đó quá phức tạp.
"Nhưng ngày nay, tôi nhận thấy nhiều người lại biến việc học thành một điều gì đó quá phức tạp" - theo thầy Hải Lê.

Giờ đây, khi nhớ lại, tôi nhận ra rằng: não bộ tôi chỉ thực sự tiếp thu được kiến thức mới khi tôi chơi với nó, khi tôi tận hưởng và cảm nhận niềm vui trong đó. Không phải vì kiến thức mang lại tiền bạc hay địa vị, mà đơn giản là vì tôi thấy hạnh phúc khi được khám phá một điều mới lạ – một thứ mà trước đây tôi chưa biết.


Nhưng ngày nay, tôi nhận thấy nhiều người lại biến việc học thành một điều gì đó quá phức tạp. Họ nghĩ rằng để học tốt cần có những động lực to lớn – như kiếm được thật nhiều tiền – hoặc rằng trẻ chỉ có thể học hiệu quả trong một môi trường tràn ngập đồ chơi thật đẹp đẽ, thật mắc tiền, thiết kế lớp học như resort, sang chảnh. Chính những kỳ vọng này vô tình khiến việc học trở thành áp lực nặng nề, không chỉ cho trẻ mà còn cho cả cha mẹ. Và một khi áp lực xuất hiện, sự tự nhiên trong việc học cũng mất đi.


Thay vì học vì đam mê hay sự tò mò, nhiều người chỉ học để lấy một tấm bằng hay chứng nhận, với hy vọng rằng điều đó sẽ mở ra cánh cửa cho một công việc tốt hơn. Điều này không sai, vì ai cũng cần lo cho cuộc sống. Nhưng khi xét đến việc học thực sự, kiểu học này khó lòng giúp họ đạt được sự sâu sắc hay thành thạo trong lĩnh vực mình chọn.


Nếu bạn để ý, sau một khóa học dài, điều còn đọng lại trong tâm trí thường chỉ là vài kiến thức cơ bản. Những điều chuyên sâu hơn thường trôi qua, bởi chúng thiếu sự kết nối – thiếu đi cảm giác vui vẻ và sự yêu thích khi học.


Niềm vui ấy, thực ra, giống như khi bạn gặp lại một người bạn thân lâu ngày. Mọi thứ trở nên gần gũi, tự nhiên, và dễ dàng hơn bao giờ hết. Kiến thức cũng vậy. Khi bạn thật sự thích thú với nó, việc học không còn là gánh nặng, mà trở thành một hành trình nhẹ nhàng và ý nghĩa. Đôi khi, việc học không chỉ là để bạn tiếp nhận một điều gì hoàn toàn mới, mà còn là để tìm lại những phần vốn dĩ đã thuộc về bạn.


Hãy thử nhớ lại: lần gần nhất bạn thực sự say mê với việc học, khi bạn không phải "gồng mình" tiếp thu mà chỉ như đang chơi đùa với kiến thức, là khi nào? Có lẽ đó cũng chính là lúc bạn học được nhiều nhất, mà không hề hay biết”



コメント


コメント機能がオフになっています。
bottom of page